Aller au contenu principal

Giới thiệu sách « Vũ trụ huyền diệu »

7. janvier 2021

Giới thiệu sách (cập nhật lần cuối ngày 24.10.2011)- ©Mathilde Tuyết Trần

VŨ TRỤ HUYỀN DIỆU của Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, Đài thiên văn Paris

Nhà xuất bản Thanh Niên, 2008

Tôi thích ngắm sao trời ban đêm, mỗi khi có dịp. Cũng như nhiều người, trời chập choạng tối là chui rúc vào nhà ấm cúng, mặc áo len, đi vớ, cửa đóng then gài, có thấy đâu trăng sao trên trời. Thỉnh thoảng đi đâu về khuya, mới ngẩng đầu nhìn trời nhìn sao. Ở nhà quê, những đêm lạnh giá tháng hai là những đêm sáng sao nhất. Ngàn vì sao giăng mắc chằng chịt sáng lấp lánh xa xa. Nhiều lắm, đếm không hết.

Ngắm sao, mới tri thức rằng mình đang đứng trên trái đất thân yêu. Nhà ở hướng nam nên tôi chỉ nhận ra được ngôi sao Nam (l´étoile du Sud), thường sáng hơn những vì sao khác, và hai chùm sao quen thuộc: der große Bär (Gấu to) và der kleine Bär (Gấu nhỏ), ngoài ra thì mù tịt, một ông sao sáng, hai ông sáng sao…, xít xoa, đêm nay sao sáng quá! Đó là đôi mắt „trần“ và „ngoại đạo“ của tôi.

Còn đôi mắt của Giáo Sư Nguyễn Quang Riệu thì thật là đặc biệt. Vì thế khi thấy cuốn sách với tựa đề rất hấp dẫn „VŨ TRỤ HUYỀN DIỆU„ như đề tựa của một quyển tiểu thuyết, của Giáo sư Riệu là tôi không ngăn được sự tò mò trỗi dậy, thỉnh về nhà đọc ngay.

Thú thật, đọc được mấy chục trang đầu, tôi phải đọc ngược, tức là đọc những trang cuối trước, phần „Chú giải thuật ngữ“ về các khái niệm kỹ thuật trong khoa học thiên văn và vật lý. Chủ đề nghe thì thơ mộng, nhưng bản chất của đề tài là khoa học, với những giải thích gần gũi với đời sống hàng ngày của chúng ta, nhưng những người như tôi, phải học trước những khái niệm chuyên môn thì mới hiểu phần nào về thiên văn học.

Đây là một điểm mạnh của cuốn sách, vì một nhà nghiên cứu khoa học như Giáo Sư Nguyễn Quang Riệu, làm việc hầu như suốt một đời người bằng tiếng Pháp, công việc truyền lại kinh nghiệm khoa học bằng tiếng Việt, một cách trôi chẩy nhẹ nhàng, không phải là chuyện dễ làm và tất nhiên.

Đôi khi tôi phải vật lộn với mấy cuốn tự điển để tìm ra một khái niệm tiếng Việt tương ứng với tiếng Pháp, tiếng Đức hay tiếng Anh, nhất là các khái niệm chuyên môn trong khoa học kỹ thuật hay khoa học nhân văn. Cho nên, trong cuốn sách của Giáo sư Nguyễn Quang Riệu người đọc sẽ tìm thấy những khái niệm mới làm giầu thêm, phong phú thêm cho tiếng Việt.

Cuốn sách của Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, ngoài ưu điểm về khía cạnh ngôn ngữ, cung cấp cho người đọc một số lượng kiến thức cơ bản về khoa thiên văn học và vật lý, để mỗi khi ngắm sao thì nhớ lại những điều….kỹ thuật, những bí ẩn thiên nhiên của các vì sao.

Trong một lá thơ viết với nhiều thông cảm, Giáo sư tâm sự:  » Cuốn sách này được viết vừa để phổ biến ngành khoa học nghiên cứu bầu trời cho nhiều độc giả, vừa để trình bầy tâm tư của một người khoa học nghiên cứu như tôi. Tôi đã cố gắng phối hợp hai mục tiêu, nhưng có những phần, tuy đã được đơn giản hóa, nhưng có thể vẫn còn phức tạp đối với những độc giả không chuyên ngành. Những chương trong sách thường độc lập với nhau và những giai thoại xen kẽ với những vấn đề khoa học. Độc giả có thể „nhảy cóc“ những đoạn nào quá chuyên môn và thưởng thức những giai thoại miêu tả tâm tình và đời sống của những nhà thiên văn khi phiêu lưu thiên hạ. »

Nhưng. Vừa đọc vừa ghen tị với Giáo sư vì những chuyến đi nhiều nơi trên thế giới của Giáo sư, qua những đoạn hồi ký, tôi ham đi lắm nhưng không có dịp, vì những phương tiện kỹ thuật hiện đại, tối tân để khảo sát, quan sát bầu trời, mà chính Giáo sư viết rằng, như trẻ con được món đồ chơi mới.

Trong phong cách diễn tả, truyền đạt lại những hiểu biết và kinh nghiệm về khoa vật lý thiên văn học, một công việc chuyên môn với những khái niệm khoa học chuyên môn, những dòng chữ của Giáo sư Nguyễn Quang Riệu sáng lấp lánh một chút thơ, một chút ý nhị, hóm hỉnh, một sự vui thích trẻ trung của người viết, chứng tỏ Giáo sư rất yêu thích vũ trụ và công việc của mình. Đây cũng là một điểm đặc biệt của cuốn sách, mà tôi xin trân trọng giới thiệu với các bạn.

Du Big Bang à la naissance des étoiles et à la recherche de la vie dans l’Univers
Nguyễn Quang Riệu, Directeur de Recherche émérite au CNRS (Observatoire de Paris)

L’observation du Cosmos a fait partie intégrante de la civilisation des peuples depuis la plus haute antiquité. L’avènement des grands télescopes et radiotélescopes et le développement de la physique moderne ont permis à l’astronomie de faire un grand bond en avant dans l’étude de l’Univers. C’est ainsi que la théorie du Big Bang, après des ajustements successifs, a servi de base à la cosmologie qui est la branche de l’astrophysique étudiant l’origine et l’évolution de l’Univers. Il s’avère que l’Univers est presque totalement invisible ! Ce n’est qu’un océan d’énergie et de matière que l’on ne peut pas « voir ». La matière visible constituée d’atomes et de molécules et détectée par les télescopes sous forme de galaxies et d’étoiles, ne représente que ~ 5% du contenu énergétique de tout l’Univers.

Les étoiles naissent et meurent comme les hommes sur la Terre. Leur longévité dépend de la façon dont elles consomment leur énergie, les plus grosses ont une durée de vie plus courte et finissent brutalement leur vie en explosant. Les étoiles et les galaxies nous envoient non seulement la lumière mais aussi les signaux radio. Elles sont si lointaines que leur lumière est aussi faible que la flamme d’une bougie placée sur la Lune et observée depuis la Terre. Quant à leur émission radio, elle est au moins quelque dix mille fois plus faible que les signaux radio que nous captons dans nos postes radio.

Des éléments chimiques très variés, de l’atome le plus simple, l’hydrogène, aux molécules organiques complexes comme l’alcool et le sucre etc…, voire le diamant incrusté dans des grains de poussière, ont été détectés dans La Voie Lactée. Des astronomes y recherchent activement des acides aminés qui sont les constituants fondamentaux des protéines. Il est possible que les processus biologiques qui ont engendré les premières formes de vie sur la Terre, aient pu aussi se réaliser sur d’autres planètes du système solaire. La vie telle que l’on conçoit sur terre ne peut exister sur le Soleil et sur les étoiles, car ces astres sont brûlants. Elle ne pourrait subsister que sur les planètes où la température est plus modérée. Des engins spatiaux ont déjà déposé des robots sur la planète Mars et sur Titan (un des satellites de la planète Saturne) pour tenter d’y détecter des traces de vie. Notre système solaire ne possède que huit planètes. Des méthodes récentes d’observation très élaborées ont été utilisées pour découvrir des planètes dans d’autres systèmes stellaires. Dans l’espace d’une dizaine d’années, près de trois cents planètes « extrasolaires » (planètes en dehors du système solaire) ont été détectées, certaines d’entre elles pourraient ressembler à notre planète Terre et possèderaient un environnement susceptible d’abriter des formes de vie. La détection de planètes extrasolaires constitue une condition préalable à la recherche de la vie extraterrestre.

Les distances qui séparent les systèmes stellaires sont tellement immenses que l’exploration de la Voie Lactée par des engins spatiaux en vue de détecter la vie extraterrestre s’avère quasiment impossible. Même les signaux radio qui se propagent à la vitesse de la lumière et qui sont émis par des civilisations extraterrestres les plus proches – s’il en existe – devraient mettre des centaines, voire des milliers d’années, pour parvenir jusqu’à nous. Des campagnes d’observation d’envergure pour détecter de tels signaux à l’aide de l’un des plus grands radiotélescopes du monde, restent jusqu’à présent infructueuses. Sommes nous ainsi la seule civilisation dans l’Univers ?

Commentaires fermés