Aller au contenu principal

Triển lãm ảo: Tranh sơn dầu – Kỳ 4

28. février 2021
Triển lãm ảo: Tranh sơn dầu – Kỳ 4

 

Alte Ansicht von St Alban im Frühling – Cảnh cũ nhà thờ St Alban khi xuân về tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 140 x 110 cm

Dr. Richard Kreidler, Museumsdienst Köln (Tiến sĩ Richard Kreidler, Cơ quan phục vụ Bảo Tàng Viện Köln):

Những lâu đài hoa nở rộ lộng lẫy, lưng lửng trên không, chân dung, cảnh vật „ một căn phòng trong một giấc mơ „ – bên cạnh đó là một bức tranh rất chi tiết vẽ cảnh điêu tàn đổ nát của nhà thờ Saint Alban trong khu vực Gürzernich với công trường khảo cổ và cũng là khu vực xây cất một bảo tàng viện mới để chứa đựng trường phái tranh cổ điển của thành phố Köln trong tương lai: Nội  dung của tranh Tuyết Trần có mục đích gì trong một hình thức vừa thôi thúc vừa có tính chất xa cách ?

Không phải một cách vẽ phóng túng cực độ và bất chợt mà hiện nay đang được xử dụng đến độ dư thừa, mà là một sự làm việc cống hiến đến nỗi quá độ các đề tài vẽ đã tạo ra sự hiện hữu của hai thái cực trong các bức tranh.

Diễn dải qua sự hình thành các tranh, hai thái cực hiện hữu này đã kích thích sự tăng trưởng sống động qua phong cách nghệ thuật hóa đối tượng, con người và hoa như là sành sứ, như đã sửa soạn sẵn sàng để lên sân khấu, hay là được tạo bằng tơ lụa trước mắt chúng ta, được bảo quản, hấp dẫn nhưng xa cách.

Với những kỹ thuật vẽ theo lối Á Châu, được toàn hảo bởi sức hấp dẫn của thế giới hiện đại trong tranh, Tuyết Trần đã khêu gợi cho người xem một tầm nhìn gần như hiện thực ảnh các đối tượng vẽ.

Cùng một lúc, cách nhìn riêng tư và những kinh nghiệm tâm trí đã in dấu ấn quan trọng trong sự thành hình tác phẩm, cho dù đó là một sự hiện hữu đơn giản của một đề tài trong khung cảnh sống cá nhân hay là trên đường đi: một cảnh vật, hoa bán trong tiệm hoa, hay là bông dâm bụt trên sân nhà. Qua tranh, những hồi tưởng đầy mâu thuẫn và những đánh giá các hiện vật tiểu sử cá nhân được thể hiện. Vì thế một loạt quang phổ về hoa hồng đã được mở ra qua sự thể hiện bằng mầu sắc và đường nét trên những khung cảnh và hậu trường lạ lẫm.

Theo dõi sự chuyển động của những cánh hoa người xem chìm đắm trong một biểu tượng tối cao của cây cỏ „ bởi vì trong không gian đóa hoa hồng không tên của nàng đã làm tan biết khẩu vị cay đắng của hoa cà „ ( trích R.M. Rilke ). Những đóa hoa vĩ đại, gần như làm nghẹt thở, vừa trang điểm không gian vừa nuốt chửng người xem: Mất Mát và Chiếm Đoạt trong tính chất „ hoa đã được hái „.

Cũng cùng trạng thái hư ảo này Tuyết Trần đã diễn đạt những cảnh vườn hoa và nhìn ra biển, mà trong đó con mắt người xem bấu víu vào mọi chi tiết, để giữ cái Gần, trong khi chiều sâu và tầm xa của tranh làm cho bối rối.

Các cấu trúc căn bản một sự không tưởng cuối cùng, được diễn tả qua những mảnh vải hay một nền hoa văn náo động, cũng đã hiện rõ nét qua những phần chân dung rọi sáng lóa. Ngay cả trong chân dung Mẹ và Con cũng rõ nét một tình cảm nối kết mâu thuẫn. Trẻ con trở thành một dấu hỏi, khi chúng không còn đẹp đẽ-hài lòng như bức chân dung hai đứa trẻ con ngồi yên lặng song đôi trên một bực thang.

Với phong thái vẽ rất chi tiết và toàn mỹ hóa sự hiện hữu Tuyết Trần không hề làm giảm cái giá trị quen thuộc của Hiện Thực trong phương hướng về nhãn quan cũng như về tâm hồn của người xem tranh.  Những tấm bảng đường méo mó vẹo vọ, những hố đào khảo cổ đầy cỏ dại, những tấm bảng gỗ bị gió bão vặn vẹo của một hệ thống chỉ đường, lẽ ra là chỉ đúng hướng – một tình trạng quen thuộc trong nhiều năm giữa lòng thành phố– minh chứng,  qua sự bảo toàn những dấu vết bằng một phong thái vẽ rất tỉ mỉ, sức đấu tranh với một Thực Tế luôn luôn thay đổi theo thời gian, đáng lý ra là không níu kéo lại được, và thực tế này vừa bảo vệ sự hiện hữu của nó lại vừa luôn luôn thoát chạy.

La forêt d’Halatte – Cánh rừng ở Halatte tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 170 x 120 cm

 

Mandala 1 tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 60 x 60 cm

Mandala

Trong một buổi thăm viếng thánh giáo đường Chartres tôi rất chú ý dến nền đá hoa bằng gạch đen trắng trước bàn thờ Chúa.  Pierre mới cắt nghĩa rằng đấy là một cái labyrinthe sám hối, người tín đồ quỳ gối trên nền đá hoa lạnh lẽo và tìm đường đi trên labyrinthe này bằng cách lê lết trên hai đầu gối cho đến khi tìm được lối ra. Trên đường về tôi liên tưởng đến bánh xe luân hồi và từ đó tôi vẽ trong đầu những bức tranh với ba chủ đề chính: labyrinthe của thánh giáo đường Chartres, bánh xe luân hồi và hoa sen. Bó hoa sen này tôi đã ôm theo lên máy bay trên đường trở về sau khi đã an táng mẹ tôi, vào một cuối năm ta. Tôi còn nhớ người nhân viên khám hành lý xách tay ở phi trường,  thấy tôi ôm bó hoa sen, và lỉnh kỉnh đem theo nào là bát hương, chân đèn đồng, lư đá, mỗi khi qua kiểm soát thì máy báo động kêu inh ỏi, anh ta hỏi  » Cô có chuyện gì … ?  »  » Dạ, má tui mới chết, tui đem đồ bàn thờ theo, qua bển.. . ». Anh ta thông cảm ngay  » Thôi, cô qua đi ! « . Đó là người nhân viên phi trường dễ thương duy nhất mà tôi được gặp. Về đến nhà, tôi lập ngay bàn thờ má tôi trên bàn học, khói hương nghi ngút, và tôi vẽ phác thảo ba bức mandala liên tục khi bó hoa sen còn tươi, chưa tàn. Bức Mandala 1 diễn tả hoa sen trong hài hòa với labyrinthe de Chartres, bức Mandala 2 diễn tả bánh xe luân hồi ẩn mình trong cánh hoa sen, bức Mandala 3 diễn tả hoa sen và bánh xe luân hồi. Khi tôi nhìn lâu và chăm chú vào tranh thì tôi có cảm tưởng là bánh xe luân hồi quay tròn, còn labyrinthe de Chartres thì cuốn hút tôi vào đấy, để tìm đường ra. Có lẽ đây là một trạng thái tự kỷ ám thị khi đầu óc tôi đang bận rộn với những suy nghĩ về cái chết và sự sống.

 

Adieu Corsica, Vĩnh biệt Corsica tranh sơn dâù trên vải, huile sur toile, Öl auf Leinwand, 100 x 80 cm

Les fleurs en dimension surréelle, portraits, paysages, une chambre dans le rêve, la ruine d‘une église avec le site archéologique… en détails minuscules… Pourquoi la distance, entre cette apparence extérieure des choses et sa façon de voir la vie, de son intérieur ?

Son style, un excès de détail consacré, produit l‘existence de la contradiction existentielle. La vie est représentée d‘une façon exagérée par son art des pinceaux, les êtres-humains et les fleurs comme en porcelaine, prêts pour la scène, conservés, attirés mais intouchables en même temps.

La pratique des techniques asiatiques, perfectionnée par les compositions modernes, donne une vue photographique réelle, pourtant son traitement des couleurs et de la lumière crée un sentiment d‘étouffement, d‘attraction, noyé par ses motifs. Perte et possession, loin et près, calme et agité… le temps dans ses tableaux est aussi contradictoire, il se manifeste mais aussitôt disparaît … ( Dr. Richard Kreidler, Historien de l‘art )

Commentaires fermés